THIẾT KẾ BẾP CÔNG NGHIỆP

Thiết kế bếp công nghiệp : Là quá trình tạo ra kế hoạch và bố trí bếp chuyên dụng cho các nhà hàng, khách sạn, quán ăn, cơ sở sản xuất thực phẩm và các doanh nghiệp liên quan đến ẩm thực. Thiết kế bếp công nghiệp bao gồm định vị các thiết bị, phân bổ không gian, lưu thông giữa các khu vực trong bếp, xác định các khu vực rửa, xử lý, chế biến và nấu nướng, tối ưu hóa quy trình làm việc và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Mục đích của thiết kế bếp công nghiệp là giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí vận hành và tạo ra môi trường làm việc tiện nghi cho các nhân viên bếp..

Với dịch vụ tư vấn, thiết kế hoàn toàn miễn phí chuyên nghiệp, trọn gói từ khảo sát, lên ý tưởng đến thiết kế, sản xuất, cung cấp trang thiết bị, thi công, lắp đặt không qua bất kì một khâu trung gian nào. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến một khu bếp hoàn hảo nhất, đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn trong thiết kế cũng như tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm. Khu bếp hoạt động hiệu quả, an toàn cao trong quá trình vận hành đồng thời tiết kiệm các chi phí nhất cho chủ đầu tư.

Khái quát chung về  thiết kế bếp ăn công nghiệp

Bếp ăn công nghiệp là mô hình hoạt động theo dây chuyền, nhiều mắt xích để tạo thành một khu vực nấu nướng, phục vụ số lượng lớn món ăn trong thời gian ngắn. Trong khu bếp công nghiệp sẽ bao gồm hệ thống các thiết bị công nghiệp hiện đại, nhằm phục vụ cho quá trình chế biến món ăn. Bếp ăn phải được hoạt động với tần suất cao và năng suất lớn thì mới có thể sản xuất được hàng trăm đến nghìn suất ăn trong ngày.

Lợi ích của việc thiết kế bếp công nghiệp mang lại

Thiết kế bếp công nghiệp là nhu cầu cần thiết đối với nhiều đối tượng như các nhà đầu tư kinh doanh ẩm thực, cụ thể là khu bếp của các nhà hàng, khách sạn, quán ăn, quán nhậu,… hay những mô hình kinh doanh đa dạng lĩnh vực như siêu thị, đại siêu thị.

  1. Tăng năng suất hoạt động, khả năng phục vụ

Khi bếp ăn công nghiệp hoạt động theo một hệ thống sẽ được thiết kế hợp lý, phù hợp sẽ làm cho năng suất hoạt động đạt được tối đa, đem lại hiệu suất kinh tế cho mô hình kinh doanh hay hiệu quả cao cho mô hình phục vụ ăn uống.

Hoạt động phần lớn của hệ thống bếp ăn công nghiệp sẽ phụ thuộc vào những công cụ chế biến món ăn. Với những loại bếp thông thường, việc chế biến thức ăn sẽ mất nhiều thời gian và công sức của người nấu. Khi đấy, khả năng làm việc của đầu bếp sẽ thấp đi và năng suất hoạt động của nhà hàng cũng vì thế mà giảm sút.

Ngoài ra, công cụ nấu ăn không hiện đại sẽ dẫn đến những khó khăn cho người đầu bếp trong quá trình chế biến món ăn, ảnh hưởng đến chất lượng món ăn và sức khỏe người tiêu dùng và đây là một trong những nguyên nhân làm giảm lượng khách của cơ sở kinh doanh.

  1. Tăng năng suất và khả năng phục vụ cho bếp ăn công nghiệp
  2. Tiết kiệm chi phí cho các chủ đầu tư

Một khu bếp công nghiệp sẽ được các chuyên gia, đơn vị thiết kế tận dụng mọi yếu tố có sẵn để thiết kế hợp lý, đảm bảo yêu cầu, đem lại hiệu quả cao nhưng vẫn ở mức chi phí tiết kiệm tối đa nhất.

Nếu tự ý thiết kế nhà bếp công nghiệp đôi khi không hiểu rõ bản chất và những kiến thức trong ngành nên việc thiết kế gặp nhiều khó khăn, dư thừa thiết bị không cần thiết, lắp ráp sai trong quá trình thiết kế, sử dụng không đúng công suất, công năng thiết bị… dẫn đến việc hao phí và thất thoát tài sản cho chủ đầu tư.

Bằng những kinh nghiệm và kiến thức trong ngành các chuyên gia của đơn vị thiết kế sẽ dựa vào mô hình kinh doanh, không gian bếp và các món ăn dự kiến sẽ phục vụ để thiết kế khu bếp đạt chuẩn nhất, như vậy sẽ giảm đi đáng kể chi phí phát sinh khắc phục sửa chữa lỗi khi thiết kế, lắp đặt sai.

  1. Thiết kế bếp công nghiệp giúp đảm bảo an toàn thực phẩm và vệ sinh căn bếp

Nhà bếp công nghiệp sẽ được thiết kế với các kỹ thuật hiện đại, lắp đặt chính xác theo bản vẽ thiết kế bếp ăn công nghiệp, nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi được thiết kế, khu bếp sẽ mang tính chất theo hệ thống, từ các thiết bị bên trong bếp đến hệ thống vệ sinh sau quá trình sử dụng, nhờ đó việc vệ sinh sẽ không còn là vấn đề khó khăn trong những căn bếp lớn.

  1. Mang tính thẩm mỹ cao

Khu bếp được thiết kế sẽ còn phụ thuộc vào ý định của chủ đầu tư cùng với ý tưởng của các chuyên gia nên sẽ mang được tính thẩm mỹ cao hơn so với những bếp được tự ý thiết kế. Điều này sẽ giúp khu bếp sau khi thiết kế có không gian sang trọng, sạch sẽ, đảm bảo nơi làm việc của các đầu bếp thoải mái, đạt hiệu quả công việc cao.

Những sai lầm khi tự ý thiết kế bếp công nghiệp

Bếp ăn công nghiệp là khu vực cần được thiết kế với kỹ thuật hiện đại, tuân thủ những quy tắc thiết kế và đạt được những tiêu chuẩn thiết kế bếp ăn công nghiêp, nhằm tạo đạt hiệu quả cao trong quá trình vận hành của khu bếp. Thế nhưng vì những lý do khách quan nào đó, mà các chủ đầu tư đã không thuê các chuyên gia, đơn vị tư vấn và thiết kế bếp cho mô hình khu bếp công nghiệp. Do vậy dẫn đến những sai lầm trong thiết kế bếp ăn công nghiệp.

  1. Thứ nhất tự ý thiết kế nhà bếp công nghiệp không đảm bảo công năng thiết bị, không đúng quy trình
  2. Bố trí sai và sử dụng không đảm bảo công năng thiết bị, thừa hay thiếu các thiết bị không cần thiết.
  3. Gây thất thoát, lãng phí cho chủ đầu tư.
  4. Thứ 2 hệ thống điện nước, gas không được tư vấn dẫn đến tình trạng trục trặc khi vận hành bếp
  5. Bất cập trong xử lý rác thải ô nhiễm
  6. Bất cập trong hệ thống thông gió, hút mùi và làm mát bếp

Những kiểu thiết kế nhà bếp công nghiệp hiện nay

Hiện nay nhu cầu ăn uống ngày càng tăng cao, mô hình bếp ăn công nghiệp không chỉ phục vụ cho các mảng kinh doanh ẩm thực mà bếp ăn công nghiệp đang thực sự cần thiết đối với các mô hình phục vụ những suất ăn lớn ở các bếp ăn tập thể như tại trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, ở các khu công nghiệp, nhà máy,nhà xưởng, suất ăn công nghiệp, công ty,…. Với đa dạng các mô hình cần đến bếp ăn công nghiệp nên hiện nay có những kiểu thiết kế bếp công nghiệp sau.

  1. Thiết kế bếp công nghiệp nhà hàng, khách sạn

Đáp ứng nhu cầu ăn uống hiện nay, nhà hàng, khách sạn ngày càng được ra đời nhiều hơn. Chính vì xuất hiện nhiều cơ sở kinh doanh ẩm thực nên việc cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Tiêu chí để chọn lựa nhà hàng, khách sạn của thực khách là ngon, chất lượng và sang trọng.

Ngoài không gian nội thất, tính thẩm mỹ của khu vực ăn uống ra, thì bếp ăn trong nhà hàng cần được thiết kế với hệ thống bếp ăn công nghiệp hiện đại, nhằm phục vụ lượng thực khách lớn trong thời gian ngắn, đáp ứng được nhu cầu ăn uống của khách hàng cho nhà hàng, khách sạn.

  1. Thiết kế bếp quán ăn, thiết kế bếp quán nhậu, thiết kế bếp quán nhỏ

Hiện nay thiết kế bếp quán ăn hay thiết kế bếp quán nhậu là một trong những kiểu thiết kế đang được nhiều người sử dụng. Việc này đã giúp tăng năng suất hoạt động của quán ăn, quán nhậu được nâng cao rõ rệt, đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho chủ kinh doanh. Nếu bạn đang có dự định mở quán ăn, quán nhậu bình dân hãy tìm đến những nhà thiết kế bếp uy tín để có được căn bếp vừa chất lượng, hiệu suất cao vừa tiết kiệm chi phí và mang tính thẩm mỹ cao.

  1. Thiết kế bếp ăn trường học

Bếp ăn trường học là nơi phục vụ đông đảo lượng học sinh và cán bộ giáo viên, công nhân viên chức. Bếp ăn công nghiệp trường học được thiết kế chủ yếu ở trường mần non, tiểu học, trung học cơ sở. Với sự phát triển của xã hội, thiết kế bếp công nghiệp trường học đang được các lãnh đạo nhà trường và các bậc phụ huynh quan tâm. Vì vậy càng ngày nhu cầu thiết kế bếp công nghiệp trường học đang trở thành điều cần thiết cho mỗi trường. Đặc biệt là nhu cầu thiết kế nhà bếp trường mần non.

Bếp ăn công nghiệp sẽ được thiết kế dành riêng cho mô hình trường học, với những tiêu chuẩn và yêu cầu đặc thù riêng, nhằm mang lại khu bếp hiện đại, cung cấp các trang thiết bị tiên tiến và vận hành hiệu quả giúp các em có bữa ăn ngon và chất lượng, đồng thời góp phần hiệu quả vào sự nghiệp giáo dục cho trường học.

  1. Thiết kế bếp công nghiệp bệnh viện

Bệnh viện là nơi tập trung số lượng lớn tần suất người ra vào trong một ngày, bao gồm bệnh nhân và người thăm nuôi người bệnh. Bệnh nhân sẽ hạn chế trong việc di chuyển, vì vậy không thể đi ăn ở quán xá bên ngoài mà được phục vụ ăn uống theo chế độ dinh dưỡng của y bác sỹ đưa ra.

Bếp ăn bệnh viện là nơi phục vụ cho bệnh nhân, người thăm nuôi và nhân viên y tá, bác sĩ tại bệnh viện. Với lượng lớn nhu cầu ăn uống mỗi ngày, đòi hỏi bệnh viện phải được trang bị bếp ăn công nghiệp cho phù hợp quy mô và tần suất phục vụ của đơn vị đó.

  1. Thiết kế bếp tập thể, nhà máy, nhà xưởng, khu công nghiệp

Một kiểu thiết kế bếp hiện nay cũng đang được quan tâm chú trọng là cho nhà máy, nhà xưởng và khu công nghiệp. Đây là nơi tập trung rất đông đảo số lượng công nhân làm việc, nên việc đảm bảo, phục vụ suất ăn cho họ là điều thiết yếu của các nhà máy và khu công nghiệp.

Khu công nghiệp, nhà máy xưởng sản xuất là nơi tập trung lượng lớn công nhân nên cần có hệ thống bếp ăn vận hành, hoạt động hiệu quả nhằm đảm bảo phục vụ đủ số lượng với chi phí đầu tư tiết kiệm tối đa nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

  1. Thiết kế bếp công nghiệp doanh nghiệp

Doanh nghiệp là nơi các nhân viên làm việc, thông thường nhân viên trong doanh nghiệp phải đem theo bữa cơm trưa rất nhiều bất tiện, do vậy hiện nay các doanh nghiệp đã có những chế độ, lợi ích hơn trong nhu cầu phục vụ ăn uống cho nhân viên. Do vậy việc đầu tư thiết kế bếp công nghiệp doanh nghiệp được chú trọng hơn.

Thiết kế bếp công nghiệp doanh nghiệp sẽ đảm bảo quá trình phục vụ hiệu quả các bữa ăn cho nhân viên, hay đối tác làm ăn. Bếp ăn doanh nghiệp cần được thiết kế phù hợp với quy mô, tần suất phục vụ, khối lượng thức ăn chế biến trong ngày. Bếp ăn doanh nghiệp cần được sự hỗ trợ hiệu quả của mô hình bếp ăn công nghiệp hiện đại và các trang thiết bị dụng cụ nấu ăn thuận lợi nhằm đem lại năng suất hoạt động cao cho doanh nghiệp.

  1. Thiết kế bếp công nghiệp siêu thị, đại siêu thị

Đại siêu thị, siêu thị là các mô hình kinh doanh nhiều mặt hàng, trong đó có nhiều mảng kinh doanh khác nhau. Mô hình siêu thị là hỗn hợp các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu phát triển của con người. Nơi đây sẽ có những không gian lớn để đáp ứng nhu cầu mua sắm và cung cấp lượng thức ăn phục vụ cho khách hàng, vì thế thiết kế bếp hệ thống siêu thị đang được nhiều nhà đầu tư chú trọng, quan tâm.

Tiêu chuẩn thiết kế bếp ăn công nghiệp

Việc thiết kế bếp ăn công nghiệp đem lại nhiều lợi ích và sự hữu dụng cho con người. Khi thiết kế bếp đòi hỏi phải được bày trí một cách hợp lý, phù hợp với mô hình kinh doanh, phục vụ, tiết kiệm nguồn chi phí đầu tư tối đa và thời gian thi công được rút ngắn nhất có thể để đưa khu bếp vào hoạt động vận hành suôn sẻ. Một bếp ăn công nghiệp muốn đạt được năng suất hoạt động cao phải được thiết kế đáp ứng các tiêu chuẩn về bếp ăn công nghiệp. Sau đây là những tiêu chuẩn cơ bản nhất khi thiết kế bếp ăn công nghiệp

  1. Không gian

Không gian là tiêu chuẩn đầu tiên cần nhắc đến trong việc thiết kế bếp công nghiệp. Không gian của 1 bếp công nghiệp cần có sự cân đối giữa các khu vực với nhau để tạo sự cân xứng và hợp lý. Hiện nay diện tích đất đang ngày trở nên đắt đỏ hơn nên mọi không gian, đặc biệt là bếp công nghiệp nhà hàng cần được tiết kiệm nhất có thể. Để có được điều này nhà thiết kế phải tận dụng mọi không gian, tích hợp nhiều điểm mới mẻ để có được một bếp ăn hiện đại và đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng.

Trong khu bếp sẽ là nơi chế biến nhiều loại món ăn, nhiệt lượng tỏa ra lớn và liên tục, nếu không gian kín, không được thiết kế tạo sự thoáng mát dẫn đến tình trạng lượng nhiệt trong bếp ăn công nghiệp quá cao gây khó chịu cho đầu bếp và nhân viên làm việc, ảnh hưởng đến các thiết bị nấu nướng, hiệu suất làm việc giảm sút. Chính vì vậy không gian cần được chú ý thiết kế cho tương xứng và hợp lý để tận dụng diện tích một cách tối đa và đem lại hiệu quả cao.

  1. Ánh sáng

Ánh sáng là điều kiện không thể thiếu trong tiêu chuẩn thiết kế bếp ăn công nghiệp. Đối với một khu bếp công nghiệp nhà hàng hay khu bếp phục vụ lượng thức ăn lớn, cần đến lực lượng đông đảo các đầu bếp chế biến, công cụ sử dụng chính là dao kéo, các dụng cụ như xoong, nồi, chảo thường xuyên được sử dụng nấu nướng ở nhiệt độ cao.

Khi thiết kế cần đặt nguồn ánh sáng tự nhiên lên hàng đầu, cố gắng để có được nguồn ánh sáng này vì nó giúp cho nhân viên làm việc được thoải mái và bớt đi sự khó chịu khi làm việc, đồng thời tiết kiệm nguồn nhiên liệu cho nhà đầu tư.

  1. Hệ thống thông gió, hút mùi

Nhà bếp công nghiệp là nơi chế biến đa dạng các loại món ăn, phục vụ với tần suất cao thì không thể tránh khỏi mùi thức ăn lẫn lộn với nhau, các loại mùi, khí tạp từ hoạt động bếp núc chế biến, cùng với lượng nhiệt lớn tỏa ra trong quá trình hoạt động và vận hành của khu bếp.

Thiết kế g bếp ăn công nghiệp cần đảm bảo công suất hoạt động của hệ thống tương đương với tần suất vận hành của khu bếp nhằm đáp ứng yêu cầu thống gió hút mùi hiệu quả. Hệ thống thống gió cần được thiết kế kích thước đường ống không thừa không thiếu đối với công suất vận hành của khu bếp. Lắp đặt bố trí hệ thống hiệu quả để đảm bảo hệ thống này phát huy tác dụng hỗ trợ tốt cho quá trình hoạt động của bếp ăn.

  1. Hệ thống điện nước

Khi thiết kế hệ thống nước cần đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế bếp ăn công nghiệp. Hệ thống điện nước đóng vai trò thiết yếu trong bất kỳ một bếp ăn công nghiệp nào. Quá trình hoạt động của khu bếp nhờ vào hệ thống điện nước. Do vậy hệ thống này cần được thiết kế đảm bảo được lượng trọng tải điện, cũng như khối lượng nước cung cấp cho bếp ăn.

Các trang thiết bị nhà bếp công nghiệp sử dụng nguồn điện để vận hành với công suất hoạt động lớn để phục vụ cho hoạt động nấu nướng, chế biến của toàn khu bếp. Hệ thống bếp công nghiệp sẽ có nhiều thiết bị hoạt động cùng 1 lúc, nên hệ thống điện cần được thiết kế hợp lý và theo những kỹ thuật hiện đại nhằm đáp ứng cho mô hình kinh doanh hoạt động đúng công suất của mình không thừa gây lãng phí nhiên liệu hay thiếu gây gián đoạn quá trình hoạt động của bếp.

Nước là điều kiện không thể thiếu cho bất kỳ căn bếp nào. Nếu không có được nguồn nước ổn định sẽ không thể chế biến các món ăn. Hệ thống nước cần được thiết kế đảm bảo lượng cung luôn đủ cho quá trình hoạt động và phải lưu ý đến chất lượng nguồn nước được an toàn sạch sẽ.

  1. Hệ thống cấp thoát nước

Hiện nay đã có nhiều trường hợp các bếp ăn công nghiệp sau khi sử dụng thải trực tiếp các nguồn nước thải ra sông hồ, dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vì bếp ăn công nghiệp thường phải phục vụ số lượng nhiều với tần suất lớn lượng thức ăn.

Các món ăn trong quá trình chế biến có lượng dầu mỡ và rác thải lớn, vì vậy khi thiết kế bếp công nghiệp cần đáp ứng tiêu chuẩn cấp thoát nước cho hệ thống bếp, để không ảnh hưởng đến môi trường trong và ngoài khu bếp, đồng thời đảm bảo các hoạt động vẫn diễn ra bình thường, không bị các tình trạng tràn nước thải hoặc nước thải không thoát kịp.

Hệ thống cấp thoát nước khi được đầu tư thiết kế hợp lý sẽ không có hiện tượng bếp ăn công nghiệp bị ứ đọng nước, gây mùi hôi khó chịu, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến chất lượng món ăn và mất điểm đối với thực khách, đảm bảo sức khỏe cho toàn đầu bếp nhân viên làm việc và thực khách.

  1. Hệ thống gas

Phần lớn các thiết bị chế biến món ăn sẽ hoạt động dựa vào nguyên liệu gas, vì nó là nguồn nhiên liệu dễ sử dụng, nhưng nếu không được thiết kế đảm bảo sẽ dẫn đến nhiều trường hợp cháy nổ, rò rỉ khí gas ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người.

Ngoài ra khi hệ thống gas không được chú ý đến trong quá trình thiết kế sẽ có nhiều tình trạng khi đưa vào sử dụng hệ thống không hoạt động hoặc hoạt động không ổn định, làm gián đoạn quá trình hoạt động của bếp ăn.

Do đó tiêu chuẩn về thiết kế hệ thống gas cần phải thiết kế hợp lý, đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành và sử dụng của khu bếp.

Các thiết bị nhà bếp trong bếp ăn công nghiệp

Bếp ăn công nghiệp nơi tập hợp các loại trang thiết bị nhà bếp để phục vụ cho quá trình hoạt động của bếp. Tùy vào nhu cầu sử dụng, tần suất hoạt động mà các chủ đầu tư cần lựa chọn các loại trang thiết bị cho phù hợp với khu bếp. Các loại thiết bị được sử dụng trong bếp ăn công nghiệp được chia thành các nhóm chính sau:

  1. Thiết bị sơ chế

Trong nhóm này sẽ gồm nhiều loại thiết bị dụng cụ dùng để sơ chế thực phẩm như để phục vụ cho các công đoạn tiếp theo như các loại dao, thớt, kéo, cối, chày, máy thái thịt, máy xay thịt, máy cưa xương, máy gọt, máy nướng, máy chiên, máy ép, máy vắt….

  1. Thiết bị lạnh

Thiết bị lạnh dùng để lưu trữ, bảo quản các loại thực phẩm sống hay thức ăn chín như tủ đông, tủ lạnh, tủ đông mát, bàn đông, bàn mát, kho lạnh, tủ đông âm sâu, bàn salad, ,máy làm đá, tủ để đá, tủ trưng bày… Các thiết bị lạnh ngoài chức năng bảo quản, lưa trữ, trưng bày, quảng cáo sản phẩm còn giúp tiết kiệm không gian cho khu bếp, đồ đạc, các loại thực phẩm được sắp xếp, bố trí hợp lý, gọn gàng  và ngăn nắp, tiện lợi cho quá trình sử dụng.

  1. Bàn ghế và quầy

Sẽ có rất nhiều loại bàn và quầy với mục đích khác nhau, đối với việc chế biến sẽ có các loại bàn như bàn đông, bàn mát, bàn nửa đông,… và có những loại quầy dùng để đặt các loại gia vị khi nấu hoặc các thực phẩm đã chế biến xong chờ phục vụ khách hàng. Các loại bàn và quầy sẽ là dụng cụ giúp nhân viên thuận tiện hơn trong các công đoạn nấu nướng, ngoài ra với từng loại bàn có chức năng khác nhau sẽ giúp vệ sinh căn bếp được đảm bảo hơn

  1. Thiết bị dụng cụ nấu nướng

Thiết bị dụng cụ nấu nướng sẽ gồm các loại bếp công nghiệp như: bếp từ, bếp á, bếp âu, bếp chiên nhúng, bếp chiên rán, bếp nướng, tủ nấu cơm, tủ hấp, các loại nồi cơm điện, nồi nấu phở, nấu bún, xoong, chảo,…. các loại lò như lò nướng, lò vi sóng,…. cũng như các dụng cụ hỗ trợ cho việc giữ độ nóng và hâm thức ăn như tủ giữ nóng thức ăn, tủ giữ nóng khay thức ăn…. Hay các loại làm bánh như máy trộn bột, máy đánh trứng, lò nướng bánh, các thiết bị pha chế như máy xay sinh tố, máy bào đá….

  1. Thiết bị inox nhà bếp

Đây là loại thiết bị được sử dụng nhiều trong mỗi hệ thống bếp công nghiệp. Các thiết bị inox để phục vụ và chế biến món ăn, hỗ trợ tốt cho nhân viên như các loại bàn inox, giá inox 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng, giá nan, gián phẳng, giá treo tường… kệ inox đựng đồ, chậu rửa inox, bàn bếp inox. Các loại tủ như tủ đứng inox, tủ treo tường, hệ thống thông gió hút mùi, xe đẩy….

  1. Thiết bị dọn rửa

Khi công suất hoạt động lớn thì việc dọn dẹp sau quá trình nấu nướng cũng là vấn đề khó khăn, vì thế căn bếp công nghiệp được trang bị những thiết bị này giúp thuận tiện hơn cho nhân viên. Thiết bị dọn rửa như vòi phun tráng, vòi xịt sàn, máy rửa bát, xe rác, thanh ghi thoát sàn, thu gom rác….

Các mẫu thiết kế bếp ăn công nghiệp hiện nay

Với nhiều không gian khác nhau và hoạt động theo nhiều phương thức khác nhau nên bếp ăn công nghiệp sẽ có nhiều mẫu thiết kế bếp ăn công nghiệp, nhằm phù hợp với nhu cầu sử dụng và hình thức vận hành của khu bếp.

  1. Bếp ăn công nghiệp theo thiết kế bếp một chiều

Thiết kế bếp một chiều nghĩa là bếp sẽ chỉ hoạt động theo một chiều, theo một quy trình nhất định: Quy trình bếp ăn công nghiệp 1 chiều bao gồm các bước: tiếp nhận nguyên liệu, sơ chế, chế biến, nấu nướng làm chín thức ăn, trình bày món ăn, bảo quản và vận chuyển.

Đối với mẫu thiết kế này, mỗi khu vực sẽ có một chức năng riêng và chỉ đảm nhận chức năng đó, khi ấy sẽ không có sự chồng chéo nhầm lẫn giữa các khu, giúp tiết kiệm thời gian, tránh sự xen lẫn giữa thức ăn sống và chín, dễ dàng hơn trong việc quản lý, chế biến và cho ra thành phẩm, phục vụ cho nhu cầu ăn uống.

  1. Bếp ăn công nghiệp theo thiết kế bếp mở

Khi thiết kế theo phong cách bếp mở, hệ thống bếp bếp công nghiệp sẽ không còn khoảng cách giữa khu vực ăn uống và khu vực chế biến. Khách hàng có thể trực tiếp quan sát hoạt động của các đầu bếp khi chế biến món ăn. Với kiểu thiết kế này sẽ tạo lòng tin cho khách hàng trong vấn đề an toàn thực phẩm, đồng thời người đầu bếp có thể phô trương khả năng nấu nướng với những kỹ thuật riêng, đem lại sự mới mẻ và cuốn hút khách hàng.

Thiết kế bếp mở cũng là cách để đem lại tính thẩm mỹ cao cho khu bếp, là một ý tưởng độc đáo so với những khu bếp thông thường. Thiết kế bếp công nghiệp theo phong cách bếp mở sẽ tạo sự thông thoáng sạch sẽ cho khu bếp, tiết kiệm được không gian và diện tích.

Nhưng cần lưu ý, không gian mở tạo sự gần gũi giữa người chế biến và người thưởng thức nên cần có được sự bố trí hợp lý không gây nguy hiểm cho khách hàng trong quá trình đầu bếp chế biến.

  1. Thiết kế bếp ăn công nghiệp theo thiết kế chữ L

Thiết kế bếp công nghiệp theo mẫu thiết kế chữ L là mẫu thiết kế mà các khu vực sẽ được sắp xếp theo thứ tự như sau: Đầu tiên sẽ là khu sơ chế và dọn rửa, tiếp theo sẽ là nơi đặt để các loại bếp và công cụ nấu nướng, 2 khu vực sẽ được thiết kế giống với chữ L nên có tên gọi như dáng vẻ của nó.

Đối với kiểu bếp này, phía dưới và trên bếp có thể tận dụng thiết kế các tủ, kệ bếp để đựng đồ đạc, ngoài ra bếp được xây dựng sát tường nên sẽ tạo không gian rộng rãi trong quá trình nấu ăn, các lối đi cũng sẽ có được diện tích lớn hơn. Mẫu thiết kế bếp hình chữ L sẽ đem lại cho không gian bếp rộng và thoáng đoãng đơn, mẫu thiết kế này phù hợp với không gian khu bếp có diện tích hẹp và hạn chế.

  1. Thiết kế nhà bếp công nghiệp theo thiết kế chữ U

Thiết kế chữ U là mẫu bếp đang được sử dụng phổ biến hiện nay bởi sự hiện đại và tính đa năng mà bếp đem lại. Thiết kế này sẽ đem lại sự tận dụng tối đa không gian nên được ưu tiên sử dụng cho những quy mô kinh doanh vừa và nhỏ.

Bếp chữ U có đặc điểm ôm sát tường, tiết kiệm diện tích, đem lại sự rộng rãi cho người đầu bếp, tích hợp thiết kế các loại tủ treo, tủ dưới gầm để đựng đồ đạc mà không cần tốn quá nhiều diện tích, Đây sẽ là lựa chọn hàng đầu cho những chủ đầu tư bởi sự hiệu quả và tiện ích mà nó mang lại.

Các hệ thống phân khu của bếp ăn công nghiệp

Quy mô kinh doanh, yêu cầu phục vụ lớn trong một ngày phục vụ lên tới hàng chục, trăm đến hàng ngàn suất ăn với đa dạng các loại món ăn nên việc phân loại các khu vực nấu nướng trong khu bếp là điều cần thiết. Do vậy khi thiết kế nhà bếp công nghiệp cần thiết kế đảm bảo các khu vực bếp ăn hợp lý, Một bếp ăn công nghiệp thường sẽ có những khu bếp sau:

  1. Khu vực tiếp nhận nguyên liệu: Đây là khu vực đầu tiên của chuỗi hoạt động của bếp ăn

Thực phẩm tươi sống và các loại thực phẩm xanh như rau củ, gạo,… sẽ được đưa vào khu tiếp nhận. Khu vực này sẽ có vai trò phân loại các thực phẩm được chuyển vào, kiểm tra chất lượng của chúng, cân đo đủ số lượng theo yêu cầu để chuyển vào khu vực tiếp theo.

  1. Khu vực kho

Khu vực này là nơi lưu trữ bảo quản thực phẩm. Đối với bếp ăn công suất lớn, thực phẩm sẽ được nhập theo từng đợt và tùy vào loại thực phẩm sẽ có chu kỳ thời gian khác nhau. Gia vị, thực phẩm khô sẽ được lưu trữ nơi thoáng mát không ẩm ướt, còn những loại thực phẩm sống sẽ được dự trữ trong tủ đông, tủ lạnh,….

  1. Khu sơ chế

Tại đây nhân viên sơ chế sẽ phải cắt, gọt, thái thực phẩm, làm sạch để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi đưa vào nấu nướng. Ở khu vực này cần đến nhiều loại công cụ như dao, kéo dùng để cắt gọt, máy xay thịt, máy cưa sử dụng cho những hải sản loại lớn,… thớt, bàn thái, chậu rửa,… là những thiết bị phục vụ cho việc sơ chế không thể thiếu.

  1. Khu vực chế biến, nấu nướng

Đây là khu vực chính của nhà ăn công nghiệp, khu vực này sẽ đảm nhận trọng trách lớn đối với quá trình phục vụ thức ăn. Sau khi tiếp nhận thực phẩm đã được sơ chế, bộ phận ở khu vực này sẽ đi vào chế biến món ăn bằng những công cụ hiện đại tối tân nhất. Khu vực này cần hoạt động đúng công suất của mình thì mới đảm bảo được hiệu quả của những khu vực còn lại

  1. Thành phẩm và soạn chia, phục vụ

Sau khi đã chế biến xong món ăn, khu vực lên thành phẩm và soạn chia sẽ có chức năng soạn chia món ăn, sắp xếp trình bày, trang trí, đem lại tính thẩm mỹ, giúp người ăn ngon miệng hơn.

  1. Khu thu gom, dọn rửa

Khu vực này không phải là khu vực chính của căn bếp, nhưng nếu thiếu thì hoạt động của căn bếp sẽ không thể tiếp tục. Sau khi thực hiện xong tất cả các công đoạn và quy trình vận hành của nhà ăn công nghiệp, thì khu vực này đảm nhiệm vai trò cuối cùng là thu gom, dọn rửa chén bát, xoong nồi, dụng cụ nấu nướng, phân loại rác, thức ăn thừa…. Sau đó mới chuẩn bị cho những lần nấu tiếp theo, tạo không gian sạch sẽ cho căn bếp, đảm bảo bếp ăn không bị nhiễm bẩn và ảnh hưởng đến chất lượng món ăn.

Quy trình hoạt động hiệu quả nhất của bếp ăn công nghiệp

  • Để đảm bảo hỏa động của nhà ăn công nghiệp cần có một quy trình để các khu vực thực hiện chức năng của mình theo thứ tự nhất định.
  • Cần có một list thực đơn sẵn có cho mô hình kinh doanh. Đối với những hình thức kinh doanh một số món ăn nhất định thì không cần sửa đổi thực đơn mỗi ngày, nhưng đối với hình thức kinh doanh mà mỗi ngày có những món ăn khác nhau thì cần cập nhật hằng ngày cho khách hàng biết. Từ đó thành lập danh sách các thực phẩm cần để chế biến.
  • Tiếp nhận thực phẩm và phân loại để chế biến hoặc lưu trữ. Ở giai đoạn này sẽ chọn ra những thực phẩm chất lượng, và biết được số lượng thức ăn có đủ cho thực đơn đã lên hay không để kịp thời nhập những thực phẩm còn thiếu.
  • Sơ chế thức ăn, làm sạch để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.
  • Chế biến món ăn bằng các thiết bị dụng cụ nấu nướng hiện đại để đảm bảo thời gian thực hiện sẽ ngắn nhất nhưng vẫn giữ được chất lượng, phục vụ hiệu quả cho người ăn.
  • Trang trí món ăn đối với những thức ăn phục vụ trực tiếp và đóng gói thành phẩm đối với những loại thức ăn sử dụng sau hay có thể sử dụng với thời gian dài cho những phục vụ lần sau.
  • Vệ sinh, thu gom, dọn rửa bếp và khu vực nấu nướng, đảm bảo rác thải được xử lý đúng cách không gây ô nhiễm môi trường trong và ngoài bếp ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Bếp ăn công nghiệp cần hoạt động theo thứ tự những bước như trên để đảm bảo hiệu suất làm việc của bếp ăn. Mỗi khu vực tuy có những chức năng khác nhau những cần hỗ trợ nhau trong quá trình hoạt động không tách biệt cô lập với nhau dẫn đến nhiều hệ quả xấu. Do vậy khi thiết kế bếp ăn công nghiệp cần được thiết kế hợp lý để khu bếp có quy trình hoạt động hiệu quả nhất.

Những lưu ý khi thiết kế bếp ăn công nghiệp

Thiết kế nhà ăn công nghiệp là cả một công trình lớn với chi phí đầu tư cao nên cần có những lưu ý cơ bản khi thiết kế như sau:

  1. Tận dụng tối đa diện tích và mặt bằng xây dựng

Đất đai hiện nay đang dần đắt đỏ nên việc tận dụng diện tích xây dựng là điều cần thiết, phải thiết kế bếp ăn lớn phù hợp với mặt bằng không để lãng phí diện tích.

  1. Có cái nhìn tổng quan

Một nhà ăn công nghiệp bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, nên cần nhìn bao quát nhiều khía cạnh trong quá trình thiết kế bếp ăn lớn. Cần dựa vào mô hình kinh doanh ẩm thực, tần suất hoạt động của bếp ăn, số lượng người ăn cần phục vụ, chi phí đầu tư bao nhiêu để từ đó thiết kế nên mô hình phù hợp nhất đối với người sử dụng.

  1. Sử dụng các thiết bị nấu nướng hiện đại và tiên tiến nhất

Với quy mô rộng lớn và làm việc theo dây chuyền, theo từng bộ phận thì yêu cầu đỏi hỏi các trang thiết bị phục vụ phải hiện đại và tiên tiến nhất. Một số trang thiết bị chất lượng kém được đưa vào khu bếp sẽ đẫn đến sử dụng không hiệu quả, xảy ra trục trặc trong quá trình hoạt động. Điều này sẽ đẫn đến cả hệ thống sẽ bị ảnh hưởng lớn đến năng suất hoạt động quá trình phục vụ của bếp ăn.

  1. Bố trí các thiết bị hợp lý, thông minh

Thiết kế nhà bếp công nghiệp thường sẽ phân chia thành nhiều khu vực với chức năng khác nhau nên những thiết bị phải được bố trí theo từng khu vực. Những thiết bị này cần được bố trí thông minh để tiết kiệm diện tích không gian, tạo nên sự ngăn nắp gọn gàng cho căn bếp. Ngoài ra khi sắp xếp dụng cụ hợp lý sẽ tạo nên tính thẩm mỹ cho khu bếp, đem lại sự sang trọng và tiện lợi cho đầu bếp và nhân viên phục vụ.

  1. Chú trọng trong các hệ thống điện, nước và gas

Nhà bếp công nghiệp là khu bếp có quy mô tần suất và khả năng phục vụ lớn nêu yêu cầu đòi hỏi hệ thống điện nước và gas cần được thiết kế hợp lý, đúng công suất vận hành và khả năng phục vụ. Nếu như thiết kế không đảm bảo an toàn sẽ xảy ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng như chập cháy điện, rò rỉ khí ga gây cháy nổ, nước không đủ cung cấp,… đó là một trong những số ít vấn đề xảy ra liên quan đến những hệ thống này. Khi thiết kế bếp ăn lớn những hệ thống này phải được chú trọng để đáp ứng nhu cầu sử dụng, đảm bảo sức khỏe và tính mạng con người.

  1. Sử dụng chất liệu tốt và phù hợp với bếp ăn

Bếp là nơi chế biến thực phẩm với lượng nhiệt lớn, vì vậy cần hạn chế những chất liệu dễ bắt lửa. Để tiện lợi trong quá trình nấu những vật liệu nên được làm từ inox cao cấp hoặc gang, thép chống gỉ. Vật liệu này có tuổi thọ và độ bền cao với giá thành không quá đắt đem lại hiệu suất cao cho mô hình kinh doanh.

  1. Thiết kế khu vực vệ sinh hợp lý nhất

Khu vực vệ sinh cần được thiết kế riêng, và tách biệt với khu bếp, vì trong khu vực vệ sinh có chứa rất nhiều lượng vi khuẩn và đông người qua lại sử dụng. Khi thiết kế bếp ăn công nghiệp cần thiết kế tách biết khu vực này nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho khu bếp, đồng thời hạn chế những luồng không khí không tốt vào trong khu bếp.

  1. Tiêu chuẩn chọn đơn vị thiết kế, thi công bếp công nghiệp

Thiết kế thi công bếp công nghiệp không phải bất kì đơn vị nào cũng có khả năng, cần tìm hiểu và chọn lọc các đơn vị với những tiêu chuẩn sau

  1. Nghiên cứu hồ sơ năng lực của đơn vị

Năng lực thiết kế của một đơn vị sẽ được chứng minh qua hồ sơ của họ. Ở đó sẽ có những tài liệu cung cấp, trình độ chuyên môn và những kinh nghiệm mà đơn vị có được.

Cần nghiên cứu tư duy của đơn vị trong việc thiết kế và thi công, ngoài ra cần biết được các thiết bị bếp công nghiệp mà đơn vị sử dụng có đạt được chất lượng và độ bền hay không. Những công trình và dự án mà đơn vị thiết kế trước đây khi đưa vào sử dụng có đạt được chất lượng tốt không.

  1. Đơn vị áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất và cung thiết bị nhà bếp hiện đại nhất

Để tiết kiệm chi phí và thời gian thi công cần chọn đơn vị sản xuất có công nghệ hiện đại đẩy nhanh tiến độ thi công và đạt chất lượng cao khi hoàn thành. Thiết bị nhà bếp hiện đại là điều kiện cần cho năng suất hoạt động, vì vậy đơn vị phải cung ứng thiết bị bếp hiện đại cho dự án thiết kế.

  1. Đơn vị uy tín hoàn thành xuất sắc mọi yêu cầu thiết kế bếp ăn công nghiệp

Đối với chủ đầu tư, họ cần một khu bếp ăn hiện đại với những tiện nghi nhất định đảm bảo cho quá trình hoạt động và vận hành ổn định của toàn bộ khu bếp. Một đơn vị uy tín và trình độ cao cần có sự tư vấn hợp lý và đáp ứng mọi yêu cầu thiết kế mà chủ đầu tư đưa ra.

  1. Đơn vị thiết kế có độ chính xác cao

Độ chính xác là tiêu chí hàng đầu của việc thiết kế bếp ăn công nghiệp. Nếu có những sai sót dù chỉ là nhỏ nhất cũng sẽ dẫn đến hoạt động của bếp ăn bị ngưng trì. Đơn vị sản xuất có được độ chính xác sẽ được sự tin tưởng và lựa chọn của nhiều chủ đầu tư.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thiết kế bếp ăn công nghiệp. khi cần thiết kế bếp ăn lớn các chủ đầu tư cần tìm hiểu và lựa chọn đơn vị thiết kế uy tín để nhận thầu dự án.

ATG  tự hào là đơn vị thiết kế với nhiều năm kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. ATG đã được tin tưởng giao trọng trách thiết kế nhiều hệ thống bếp ăn lớn và khi đưa vào sử dụng đạt được hiệu quả cao, đem đến sự hài lòng cho các chủ đầu tư.

Các mảng hoạt động chính của công ty hiện tại là thiết kế bếp ăn lớn công nghiệp, cung cấp, sản xuất các thiết bị bếp công nghiệp hiện đại nhất. Những sản phẩm của công ty đều đạt chuẩn và có chất lượng cao, có giấy chứng nhận ISO của các sản phẩm inox, giấy chứng nhận CO-CQ của các mặt hàng nhập khẩu.

Trong nhiều năm hoạt động trong ngành, với những nỗ lực và cố gắng, ATG  đã đạt được nhiều thành tựu xuất sắc.

ATG  tư vấn thiết kế bếp công nghiệp

  • Với những kiến thức chuyên sâu trong ngành và bề dày kinh nghiệm qua những năm hoạt động, ATG  sẽ đưa ra phương án tư vấn thiết kế bếp công nghiệp tốt nhất, tiết kiệm chi phí và hoạt động hiệu quả cho khu bếp. Các chủ đầu tư có thể tin tưởng khi đến với ATG, với sự tư vấn tỉ mỉ, chu đáo khách hàng sẽ có được cho mình những quyết định đúng đắn và lựa chọn thông minh cho dự án.
  • Đặc biệt, khi đến với ATG  khách hàng sẽ được tư vấn thiết kế bếp công nghiệp hoàn toàn miễn phí.

Quy trình thiết kế bếp ăn công nghiệp của ATG

Với sự chuyên nghiệp và quy trình thiết kế bếp ăn công nghiệp theo trình tự nhất định, liên kết chắc chẽ với nhau ATG  sẽ có một quy trình thiết kế bếp chuyên nghiệp, rõ ràng, hợp tác làm việc hiệu quả nhất với các chủ đầu tư.

  1. Tiếp nhận thông tin cần thiết của dự án

Những thông tin cần thiết của 1 dự án thiết kế bếp như quy mô kinh doanh, loại hình kinh doanh, nhu cầu phục vụ, công suất vận hành hoạt động, sử dụng của dự án thiết kế bếp công nghiệp,… sẽ được công ty tiếp nhận. Công ty có một đội ngũ luôn luôn trực và tiếp nhận những thông tin cũng như yêu cầu của khách hàng với thời gian 24/7.

Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi bằng các hình thức như gọi điện nhắn tin, gửi email, gặp trực tiếp… Khi có được thông tin cơ bản, nhân viên kỹ thuật công ty sẽ liên lạc và gặp mặt, sau đó sẽ bàn bạc thảo luận về dự án của chủ đầu tư, giúp giải đáp các thắc mắc cơ bản và tiếp nhận những thông tin cần thiết nhất cho dự án.

  1. Khảo sát mặt bằng

Sau khi có được những thông tin cơ bản và thỏa thuận đi đến thống nhất, công ty sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn khảo sát mặt bằng. Khi khảo sát, chủ đầu tư sẽ giới thiệu cho nhân viên công ty những yêu cầu mong muốn cơ bản của dự án, để công ty có được những số liệu cần thiết cho quá trình thiết kế. Ngoài ra bước khảo sát cũng là khởi đầu cho việc lên bản vẽ thiết kế bếp ăn công nghiệp.

  1. Đưa ra phương án bố trí các thiết bị, thiết kế thích hợp

Sau khi khảo sát mặt bằng, nhân viên kỹ thuật của công ty sẽ đưa ra phương án bố trí các trang thiết bị trong bếp hợp lý và khoa học nhất. Các phương án sắp xếp bố trí được đưa ra tối ưu nhất, nhằm mang lại sự tiện lợi, hữu ích thích hợp nhất cho nhu cầu sử dụng của mô hình bếp công nghiệp. Nếu không có bước này những giai đoạn thiết kế bếp ăn lớn sau sẽ không theo tuần tự, có thể bị đảo lộn và không tối ưu thời gian cũng như chi phí cho khách hàng.

  1. Lên bản vẽ thiết kế

Sau khi đã thống nhất với khách hàng, kỹ thuật công ty sẽ bắt đầu lên bản vẽ thiết kế bếp ăn công nghiệp. Bằng những kỹ thuật hiện đại, bản vẽ sẽ được phát thảo với máy tính đồ họa, có cả mặt cắt và 3d. Với tay nghề cao, bản vẽ thiết kế bếp ăn công nghiệp sẽ dễ hiểu và đọc được những thông số dễ dàng đối với cả những người không có kinh nghiệm, chủ đầu tư dễ dàng đọc hiểu và chỉnh sửa nếu có nhu cầu.

  1. Báo giá sơ bộ

Sau khi lên bản vẽ sẽ và tính toán được mọi chi phí, trang thiết bị, công ty sẽ có bảng báo giá sơ bộ gửi cho khách hàng. Giúp khách hàng có thể biết trước được chi phí dự án cần đầu tư là bao nhiêu.

  1. Điều chỉnh bản vẽ thiết kế bếp ăn lớn, chốt giá chính thức

Sau khi nhận được bảng báo giá sơ bộ, chủ đầu tư dự án tiếp nhận, xem xét và điều chỉnh cho hợp lý với nhu cầu, công ty sẽ chỉnh sửa theo yêu cầu một cách hợp lý và chốt giá chính thức với khách hàng.

  1. Sản xuất, nhập trang thiết bị nhà bếp

ATG sẽ đảm nhận vai trò từ thiết kế, sản xuất đến thi công, sau khi đi đến nhất trí và thỏa thuận giữa 2 bên thì Công ty sẽ bắt đầu đưa vào hoạt động sản xuất các trang thiết bị nhà bếp để phục vụ cho dự án. Thời gian dự kiến sản xuất tùy thuộc vào số lượng các trang thiết bị và thỏa thuận đôi bên.

  1. Thi công lắp đặt

Sau khi sản xuất và nhập các thiết bị cho bếp ăn công nghiệp của dự án, công ty sẽ bắt đầu tiếp hành thi công lắp đặt dự án theo đúng bảng vẽ đã đưa ra. Với tay nghề cao và kinh nghiệm dày dặn của đội ngũ kỹ thuật đảm bảo cho công trình sẽ được thi công tỉ mỉ, lắp chu đáo và hoàn thành đúng thời gian dự kiến và không để ra sai sót trong quá trình thi công và lắp đặt.

  1. Vệ sinh thiết bị sau khi lắp đặt

Sau khi thi công lắp đặt, các thiết bị sẽ được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo trong quá trình sử dụng sẽ đem lại chất lượng cao vận hành hiệu quả, ổn định hỗ trợ tốt cho các đầu bếp và toàn nhân viên sử dụng.

  1. Chạy thử thiết bị trong nhà bếp công nghiệp

Đây là công đoạn thể hiện sự chuyên nghiệp của ATG mang đến được sự hài lòng cho nhiều khách hàng. Khi chạy thử thiết bị, công ty sẽ biết được những sai sót có thể có trong quá trình thi công, đồng thời kiểm định toàn bộ chất lượng của sản phẩm để kịp thời khắc phục, điều chỉnh mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống nhà ăn công nghiệp, yên tâm bàn giao dự án trước khi khách hàng đưa vào vận hành.

  1. Hướng dẫn sử dụng thiết bị

Với những thiết bị hiện đại và tiên tiến, nhiều khách hàng sẽ không biết được cách thức vận hành và sử dụng ngay từ những lần đầu. Nhân viên kỹ thuật công ty sẽ hướng dẫn tường tận và chi tiết cho khách hàng về cách sử dụng các thiết bị. Đối với các thiết bị mà ATG sử dụng, sẽ ưu tiên những sản phẩm hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, tính năng tiện lợi và thân thiện với con người, vận hành theo nguyên lý đơn giản nhất để người tiêu dùng sử dụng dễ dàng.

  1. Bàn giao và nghiệm thu công trình

Sau khi hoàn thành các quy trình thiết kế lắp đặt bếp ăn công nghiệp, công trình sẽ được bàn giao cho khách hàng không có bất kỳ sai sót nào. Khi bàn giao công ty sẽ cấp giấy bảo hành với những ưu đãi cho khách hàng. Nếu trong quá trình sử dụng có những trục trặc hay các lỗi về kỹ thuật công ty sẽ hỗ trợ ngay lập tức. Khách hàng có thể yên tâm sử dụng dịch vụ của Công ty ATG với những đảm bảo và các lợi ích mà công ty đem lại.

Báo giá chi phí thiết kế bếp công nghiệp

Với những quy mô công trình khác nhau và các yếu tố khách quan mà thiết kế nhà ăn công nghiệp sẽ có chi phí thiết kế khác nhau. Với từng đơn vị thiết kế và thi công sẽ có những kỹ thuật thiết kế và sản xuất, thi công lắp đặt riêng, hệ thống các thiết bị sẽ được sản xuất và nhập khẩu khác nhau nên sẽ có những chi phí khách quan không giống nhau.

ATG sẽ tư vấn miễn phí cho khách hàng một cách tỉ mỉ và chu đáo. Sau khi đã thỏa thuận với khách hàng công ty sẽ cân đối chi phí hợp lý nhất cho chủ đầu tư dự án. Dựa vào từng dự án, quy mô hoạt động và thời gian thi công mà ATG sẽ cân nhắc mức giá hợp lý nhất và đem lại hiệu quả tốt nhất cho dự án thiết kế bếp công nghiệp. Quý khách hàng có thể yên tâm về giá cả.

Tổng kết

Thiết kế bếp ăn công nghiệp đang ngày trở thành một xu thế trong bất kỳ mô hình kinh doanh phục vụ lớn bé nào. Bếp ăn công nghiệp được các chủ đầu tư đánh giá cao, về chất lượng và quá trình hoạt động vận hành. Bất kỳ một mô hình kinh doanh phục vụ với số lượng lớn người ăn cũng cần đến thiết kế bếp công nghiệp đạt chuẩn, mang lại nhiều lợi ích trong quá trình vận hành và sử dụng bếp.

ATG  là một đơn vị luôn hoạt động với phương châm thiết kế chính xác, lắp đặt uy tín, giá cả đi đôi với chất lượng và phục vụ nhu cầu khách hàng lên hàng đầu.

Công ty TNHH Thiết Bị  ATG

MST : 0110257657

🏠: Số 4 Ngách 44/1/11 Tổ 5 Bằng B ,P. Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

☎️/Zalo: 0974.68.2255

Email : thietbiatg@gmail.com